Cách chăm sóc và điều trị viêm họng cấp cho trẻ tại nhà
Viêm họng cấp là căn bệnh thường gặp ở trẻ nhỏ do hệ miễn dịch của trẻ chưa hoàn thiện, dễ bị ảnh hưởng bởi các tác nhân gây nhiễm khuẩn từ môi trường bên ngoài. Khi trẻ có dấu hiệu viêm họng cấp, bố mẹ hãy chú ý theo dõi thường xuyên các triệu chứng của trẻ, đồng thời thực hiện theo một số chỉ dẫn sau để giúp chữa bệnh cho trẻ đạt hiệu quả tốt nhất.
Trẻ dưới 5 tuổi là đối tượng có nguy cơ mắc bệnh cao
Nguyên nhân viêm họng cấp ở trẻ
Nguyên nhân trực tiếp gây nên viêm họng cấp ở trẻ nhỏ chủ yếu là do virus (cúm, sởi, Adenovirus,…) hoặc vi khuẩn (tụ cầu, phế cầu, liên cầu,…) hoặc do nấm Candida. Tình trạng này xuất phát do chế độ ăn hoặc thay đổi môi trường sống:
- Thay đổi thời tiết đột ngột, mưa ẩm.
- Do môi trường nhiễm khói bụi: khói xe, khói thuốc lá, khói than, bụi bẩn,…
- Do sử dụng thức ăn, đồ uống lạnh quá nhiều.
- Trẻ mới cai sữa hoặc do thay đổi chế độ ăn dặm.
- Trẻ mới đi học nhà trẻ, mẫu giáo,…
Triệu chứng khi trẻ bị viêm họng cấp
Đối với trẻ nhỏ, khi bị viêm họng cấp, trẻ thường có triệu chứng:
- Đau rát cổ họng, nuốt vướng, nói khó, khàn tiếng, chảy nước mũi, nghẹt mũi, sốt, nôn trớ,…
- Thân nhiệt tăng cao, sốt nhẹ hoặc sốt cao có thể lên tới 39 – 40°C.
Trẻ thường có triệu chứng sốt cao 39 - 40°C
- Trẻ thường có biểu hiện quấy khóc liên tục, bỏ bú, biếng ăn, khó ngủ.
- Trẻ có thể thở nhanh hơn bình thường, đôi khi có triệu chứng co rút lồng ngực nếu tình trạng viêm đã lan xuống đường hô hấp dưới.
- Một số trường hợp trẻ bị viêm họng do virus và liên cầu khuẩn gây ra, khi khám họng có thể phát hiện thấy: tuyến amidan sưng to, đỏ, xuất hiện hạch bạch huyết ở vùng dưới hàm, trẻ mệt mỏi, đau đầu, nôn ói,… Nếu trẻ có những biểu hiện này, bố mẹ hãy cẩn thận vì có thể gây nguy hại đến tính mạng.
Một số biến chứng có thể xảy ra sau khi trẻ bị viêm mũi họng cấp
Viêm mũi họng cấp không được điều trị kịp thời hoặc điều trị sai cách có thể dẫn đến các biến chứng nguy hiểm như:
- Viêm tai giữa, viêm xoang, viêm hạch mủ, viêm amidan.
- Viêm đường hô hấp dưới: viêm phế quản, viêm thanh quản, viêm phổi…
- Gây bệnh thấp tim, viêm khớp, viêm cầu thận cấp nếu tác nhân gây bệnh là vi khuẩn liên cầu nhóm A (S.pyogenes).
Cách chăm sóc và điều trị viêm họng cấp cho trẻ nhỏ
1. Vệ sinh mũi họng cho trẻ
Mẹ nên vệ sinh mũi họng (rửa mũi, súc họng,…) thường xuyên cho bé bằng nước muối sinh lý 9%. Nếu dịch mũi quá nhiều và đặc, có thể sử dụng dụng cụ hút mũi để hút cho trẻ, tuy nhiên không nên lạm dụng vì có thể gây tổn thương niêm mạc mũi.
Mẹ nên vệ sinh mũi họng thường xuyên giúp thông thoáng mũi, giúp trẻ dễ thở hơn
Với trẻ lớn, bố mẹ nên hướng dẫn và động viên trẻ vệ sinh răng miệng sạch sẽ hàng ngày, tốt nhất nên cho trẻ súc họng bằng nước muối loãng hoặc nước muối sinh lý 2 lần mỗi ngày.
2. Chế độ dinh dưỡng
- Cho trẻ ăn các thức ăn giàu dinh dưỡng, mềm, lỏng, dễ nuốt, dễ tiêu hóa.
- Cho trẻ ăn theo nhu cầu, không ép trẻ ăn. Mẹ nên chia bữa ăn của trẻ thành nhiều bữa nhỏ trong ngày, không nên ép trẻ ăn hết phần thức ăn mẹ đã chuẩn bị.
- Loại bỏ ra khỏi thực đơn của trẻ các đồ uống lạnh, cay nóng, nhiều dầu mỡ.
- Với trẻ sơ sinh, dù trẻ lười bú nhưng các mẹ hãy cố gắng dỗ cho bé bú nhiều hơn bằng cách cho bé bú nhiều cữ trong ngày, bởi vì sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng thiết yếu cung cấp kháng thể giúp trẻ nâng cao sức đề kháng tốt nhất, đặc biệt là khi trẻ bị ốm.
- Bổ sung cho trẻ các loại trái cây giàu vitamin C, B1, B2 giúp tăng cường đề kháng cho trẻ
3. Tăng cường sức đề kháng giúp trẻ nhanh khỏi bệnh
Trẻ gặp vấn đề viêm họng cấp, một trong những nguyên nhân quan trọng là do sức đề kháng của trẻ yếu, nên cơ thể không "đủ sức" chống lại các virus, vi khuẩn, các tác nhân gây bệnh. Hơn nữa, đề kháng yếu cũng khiến bệnh tình diễn biến nặng hơn, không khỏi triệt để và nhanh tái phát.
Nếu mẹ đang băn khoăn không biết bổ sung cho con sản phẩm nào để tăng cường sức đề kháng cho con thì mẹ hãy tham khảo ngay những công dụng ưu việt của cốm NutriBaby Plus nhé. Bổ sung cho trẻ mỗi ngày 1-4 gói NutriBaby Plus (thích hợp với độ tuổi của trẻ theo hướng dẫn), bố mẹ sẽ yên tâm hơn về sức đề kháng của trẻ, nhất là mỗi khi thời tiết chuyển mùa.
Nhờ sự kết hợp hoàn hảo giữa các thành phần thảo dược Hoàng kỳ, Diếp cá với nhóm chất Kẽm, Thymomodulin, Lysine, Taurin, NutriBaby Plus giúp hỗ trợ tăng cường sức đề kháng, nâng cao thể trạng cho trẻ, hỗ trợ phòng ngừa và giảm các triệu chứng của viêm đường hô hấp trên như chảy nước mũi, viêm họng, viêm amidan, viêm thanh quản, ho rát họng, hay ốm vặt,...
Không những vậy, thành phần các acid amin và chất xơ trong NutriBaby Plus còn mang đến tác dụng hỗ trợ tiêu hóa và tăng cường hấp thụ chất dinh dưỡng, giúp trẻ ăn ngon, bồi bổ cơ thể, hỗ trợ phát triển cơ thể khỏe mạnh. "Người bạn đồng hành" NutriBaby Plus sẽ giúp bố mẹ vơi đi những nỗi lo lắng trong việc chăm sóc sức khỏe cho trẻ nhỏ, đặc biệt là với các bé đang điều trị viêm đường hô hấp bằng kháng sinh, trẻ biếng ăn, chậm lớn,...
NutriBaby Plus giúp tăng cường chức năng đường hô hấp, giảm triệu chứng viêm họng, ho rát họng,...
Khi cho trẻ uống thuốc, đặc biệt là thuốc kháng sinh, trẻ thường khó uống, thậm chí nôn trớ. Nhưng với cốm NutriBaby Plus có vị sữa ngọt dịu nhẹ, mẹ rất dễ cho trẻ dùng bằng cách pha với sữa mẹ, sữa công thức, sữa tươi, nước trái cây,... hoặc hòa vào bột ngọt, cháo,... Với các bé lớn, mẹ hoàn toàn có thể cho trẻ ăn sống trực tiếp.
4. Hạ sốt đúng cách cho trẻ
Khi trẻ bị viêm họng cấp kèm theo sốt cao, bố mẹ nên đưa trẻ đi khám càng sớm càng tốt.
- Trong khi chưa thể đưa trẻ đi khám, bố mẹ có thể xử trí hạ sốt cho trẻ ngay tại nhà. Nếu trẻ sốt trên 38°C, nên dùng thuốc hạ sốt loại đơn chất paracetamol với liều lượng phù hợp theo hướng dẫn được khuyến cáo trên vỏ hộp thuốc hoặc theo chỉ dẫn của dược sĩ, bác sĩ.
- Lau người trẻ bằng khăn ấm để hạ sốt đơn giản và an toàn.
- Giữ ấm cơ thể cho trẻ, đặc biệt là cổ, ngực, bàn chân khi thời tiết lạnh.
- Giữ nhiệt độ trong phòng ổn định, nên khoảng 25°C. Đảm bảo môi trường sống không có khói bụi, ẩm mốc.
- Bù nước và chất điện giải cho trẻ bằng cách uống dung dịch Oresol hoặc Oresol cam loại 5,63g/gói theo liều chỉ định, hoặc cho trẻ uống bổ sung nước ép hoa quả.
Mẹ nên cho trẻ uống nhiều nước, nước ép hoa quả,...
5. Cho trẻ uống thuốc theo chỉ định của bác sĩ
Bố mẹ nên cho trẻ uống thuốc theo đúng chỉ định của bác sĩ:
- Tuyệt đối không tự ý mua thuốc kháng sinh cho trẻ dùng, không cho trẻ dùng lại đơn thuốc cũ của lần khám trước vì có thể bệnh sẽ không khỏi mà đôi khi còn gây nguy hiểm, khiến vi khuẩn kháng thuốc gây khó khăn cho quá trình điều trị.
- Không tự ý nhỏ các thuốc co mạch kéo dài cho trẻ.
6. Khi nào cần đưa trẻ bị viêm họng cấp đi khám ngay?
Khi trẻ có dấu hiệu bị viêm họng cấp, bố mẹ nên theo dõi và đưa trẻ đi khám ngay khi có một trong các biểu hiện sau:
- Sốt cao liên tục trên 38,5°C, dùng thuốc và chườm ấm không hạ sốt.
- Trẻ ho nhiều, ho dữ dội, thở nhanh, khó thở.
- Trẻ nôn trớ nhiều, đi ngoài phân lỏng nhiều lần trong ngày.
- Các triệu chứng không thuyên giảm sau 2 ngày điều trị tại nhà.
- Chảy mủ tai.
Trên đây là những hướng dẫn về cách chăm sóc, điều trị viêm họng cấp ở trẻ tại nhà mà các bố mẹ không nên bỏ qua. Bố mẹ lưu ý hãy đưa trẻ tới bệnh viện để điều trị dứt điểm viêm họng cấp cho trẻ từ sớm, tránh bệnh trở nên mãn tính hay gây nên các biến chứng nguy hiểm đối với sức khỏe của trẻ.
Nếu bố mẹ có điều gì thắc mắc cần hỗ trợ tư vấn, bố mẹ vui lòng liên hệ tổng đài 1800 1006 (miễn cước) để được tư vấn trực tiếp!
Xem thêm:
>>> Trẻ bị viêm amidan: Triệu chứng và cách điều trị dứt điểm bố mẹ cần biết
>>> 8 cách chữa viêm họng cho trẻ nhỏ bác sĩ khuyên dùng
>>> Cách phòng ngừa viêm họng ở trẻ, mẹ đừng quên kẻo hối tiếc