Con bị sổ mũi, mẹ tuyệt đối chớ mắc phải những sai lầm phổ biến này!
Có rất nhiều phương pháp trị sổ mũi được truyền miệng hoặc chia sẻ trên mạng. Tuy nhiên, phần lớn trong số đó là cách chữa sai lầm có thể khiến cho tình trạng của trẻ nặng hơn. Vì vậy, khi con có dấu hiệu bị sổ mũi, mẹ cần lưu ý chọn phương pháp chữa đúng và tuyệt đối tránh mắc phải những sai lần thường gặp dưới đây.
Dùng miệng hút mũi cho trẻ
Khi thấy trẻ có những biểu hiện ngạt mũi hay nhiều đờm gây khó thở, khò khè, nhiều bố mẹ thường tự xử trí bằng cách đưa miệng hút mũi cho trẻ. Nhưng trên thực tế, làm như vậy cha mẹ có thể đưa mầm bệnh từ miệng mình sang mũi trẻ, làm cho bệnh đường hô hấp lâu khỏi hơn hoặc khiến trẻ mắc thêm các bệnh khác.
Vì vậy, bố mẹ cần tránh sử dụng phương pháp dùng miệng hút mũi cho trẻ.
Bơm nước rửa mũi cho trẻ bằng xi lanh
Phương pháp rửa mũi cho trẻ bằng xi lanh được nhiều bà mẹ chia sẻ trên trang cá nhân. Tuy nhiên, dùng xi lanh để bơm trực tiếp nước muối vào mũi trẻ rất nguy hiểm. Áp lực cao của xi lanh sẽ làm tổn thương niêm mạc mỏng manh của trẻ.
Bên cạnh đó, xilanh đầu nhọn, sắc dễ làm xước, chảy máu mũi ở trẻ. Đó là chưa kể, chỉ một chút sơ suất, nước có thể chảy ngược xuống hệ hô hấp, gây sặc.
Dùng nước ép tỏi nhỏ vào mũi trẻ
Một trong số những cách chữa sổ mũi được nhiều mẹ truyền tai nhau nhất là ép nước tỏi rồi trộn với nước muối sinh lý và nhỏ vào mũi của bé. Đây là một cách làm hết sức nguy hiểm vì nước ép tỏi, đặc biệt là nước tỏi đậm đặc có thể làm bỏng niêm mạc mũi của trẻ, gây phù nề, nóng rát ở mũi trẻ. Vì vậy, mặc dù tỏi có chứa chất allicin có thể diệt vi khuẩn, vi trùng, vi nấm nhưng lại chống chỉ định cho việc nhỏ vào mũi trẻ.
Xông mũi tại nhà
Khi trẻ bị sổ mũi, nghẹt mũi, một số phụ huynh tự ý mua trang thiết bị và thuốc về xông mũi cho trẻ. Tuy nhiên, việc tự ý dùng máy khí dung hay nguyên liệu xông ở nhà rất nguy hiểm. Phương pháp này áp dụng lâu ngày có thể gây xơ cứng cuống mũi, làm tổn thương tế bào lông chuyển ở niêm mạc mũi. Hậu quả là từ sổ mũi nhẹ, trẻ sẽ dễ nhiễm trùng và mắc các bệnh hô hấp.
Trẻ bị sổ mũi, trị thế nào là đúng cách?
Trẻ nhỏ bị sổ mũi điều trước tiên bố mẹ cần làm là tìm hiểu nguyên nhân sổ mũi của trẻ. Tìm được nguyên nhân gây bệnh, mẹ sẽ có hướng điều trị thích hợp, hoặc đưa trẻ tới bệnh viện nếu cần thiết. Thông thường, những nguyên nhân thường gặp nhất dẫn tới sổ mũi là cảm cúm, cảm lạnh, dị ứng, viêm mũi dị ứng…
Vệ sinh mũi cho trẻ bằng nước muối sinh lý: dùng nước muối sinh lý để rửa mũi cho con 1 ngày khoảng 3 - 4 lần sẽ giúp tiêu diệt vi trùng, vi khuẩn và làm sạch mũi. Tuy nhiên, mẹ không nên rửa mũi cho con bằng nước muối sinh lý quá nhiều vì sẽ khiến mũi con bị khô và bệnh nặng hơn.
Dùng dụng cụ hút mũi cho trẻ: Đây là phương pháp được dùng khá phổ biến. Mẹ cần lưu ý thao tác nhẹ nhàng để không gây tổn hại đến các mao mạch mỏng manh trong mũi của con.
Ngoài ra, với các bé có sức đề kháng kém, hay bị ốm vặt, thường xuyên mắc các bệnh đường hô hấp trên: chảy nước mũi, viêm họng, viêm thanh quản, viêm amidan, ho, khản tiếng cấp và mãn tính... mẹ có thể tăng cường chức năng đường hô hấp cho trẻ và giúp giảm triệu chứng bằng cách cho trẻ bổ sung Thực phẩm bảo vệ sức khỏe NutriBaby Plus. Với thành phần thảo dược Hoàng kỳ, Diếp cá kết hợp với nhóm chất Kẽm, Thymomodulin, Lysine, Taurin, NutriBaby Plus giúp hỗ trợ tăng cường sức đề kháng, nâng cao thể trạng cho trẻ, hỗ trợ phòng ngừa và giảm các triệu chứng của viêm đường hô hấp trên. Không những vậy, thành phần các acid amin và chất xơ trong NutriBaby Plus còn mang đến tác dụng hỗ trợ tiêu hóa và tăng cường hấp thụ chất dinh dưỡng, giúp trẻ ăn ngon, bồi bổ cơ thể, hỗ trợ phát triển cơ thể khỏe mạnh. "Người bạn đồng hành" NutriBaby Plus sẽ giúp bố mẹ vơi đi những nỗi lo lắng trong việc chăm sóc sức khỏe cho trẻ nhỏ, đặc biệt là với các bé đang điều trị viêm đường hô hấp bằng kháng sinh hay trẻ biếng ăn, chậm lớn,...
Cốm NutriBaby Plus giúp hỗ trợ giảm các triệu chứng viêm họng, viêm thanh quản, ho rát họng, hay ốm vặt ở trẻ nhỏ
Trong trường hợp con sổ mũi kèm theo sốt trên 38,5 độ C hoặc sổ mũi kéo dài thì mẹ nên đưa con đi khám để xác định nguyên nhân và điều trị dứt điểm.