Trẻ bị ho do nằm điều hòa: Mách mẹ vài bước đơn giản tự tay “đuổi bay” cơn ho cho con
Thời tiết oi bức của mùa hè đã khiến hàng loạt trẻ nhỏ phải nhập viện vì viêm phế quản, viêm phổi,… do nằm điều hòa. Trẻ nằm điều hòa bị ho có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân, với mỗi nguyên nhân sẽ có cách trị ho khác nhau. Để “bắt bệnh” chính xác cơn ho, điều trị nhanh và giúp con ngừa tái phát, bố mẹ hãy “giắt túi” ngay những kiến thức hữu ích dưới đây.
Vào mùa hè, bố mẹ thường cho trẻ nằm điều hòa để “trốn” nóng nhưng không ít trẻ sau khi ngủ dậy liền bị ho, sốt, sổ mũi, nghẹt mũi,… Khi đưa trẻ đi khám, nhẹ thì chỉ cần dùng thuốc, nhưng nếu trẻ bị viêm hô hấp nặng như viêm phế quản, viêm phổi thì thường phải nhập viện điều trị. Do đó, không thể khó để giải thích vì sao vào mùa hè, nhất là vào những đợt nóng cao điểm, tại khoa nhi của các bệnh viện lại bị “quá tải” vì số lượng bệnh nhi nhập viện điều trị viêm hô hấp tăng cao.
Đến hẹn lại tăng số trẻ nhập viện vì các bệnh hô hấp do thời tiết nóng bức của mùa hè
1. Nguyên nhân và cách trị ho cho trẻ trong từng trường hợp
Ho do cảm lạnh, cảm cúm
Trẻ nhỏ bị cảm lạnh, cảm cúm thường do thay đổi môi trường một cách đột ngột như khi trẻ vừa đi ngoài trời nóng về ngay lập tức đã vào phòng điều hòa khiến trẻ bị “sốc nhiệt”; hay trẻ ra nhiều mồ hôi nhưng không lau mồ hôi, không thay áo quần ngay mà cho trẻ vào phòng điều hòa,… khiến trẻ bị nhiễm lạnh, cảm cúm.
Cách trị ho do cảm lạnh, cảm cúm:
Ho do cảm cúm do virus gây nên, do đó, trong trường hợp này mẹ đừng dại gì mà “nhồi” kháng sinh “vô tội vạ” cho con. Trường hợp cho trẻ uống thuốc, nên tuân theo chỉ định của bác sĩ.
Để trị ho do cảm lạnh, cảm cúm cho trẻ, có rất nhiều cách phù hợp với từng độ tuổi khác nhau của trẻ.
- Đối với trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ: Mẹ nên tham khảo ý kiến bác sĩ và chỉ nên cho trẻ dùng các loại thuốc, sản phẩm có nguồn gốc từ thảo dược an toàn hoặc các loại thuốc long đờm không gây ảnh hưởng nhiều tới trẻ.
- Đối với trẻ lớn hơn: Có thể cho trẻ dùng các thuốc có chế phẩm giảm ho, ức chế thần kinh trung ương.
Ngoài triệu chứng ho, trẻ cũng có thể bị sốt cao, nghẹt mũi, chảy nước mũi,… Nếu trẻ sốt cao trên 38°C, mẹ có thể tham khảo ý kiến của bác sĩ/ dược sĩ để cho trẻ dùng các loại thuốc hạ sốt như Paracetamol, Ibuprofen,… kết hợp với dùng khăn ấm để lau người cho trẻ, nhất là vùng nách, bẹn,… Khi trẻ bị sổ mũi, nghẹt mũi, mẹ hãy dùng nước muối sinh lý Natri clorid 0,9% nhỏ mũi, vệ sinh mũi giúp thông thoáng đường thở để trẻ dễ thở hơn, ngủ “thẳng” giấc hơn.
Khi trẻ bị sốt do cảm cúm, cảm lạnh, mẹ có thể theo dõi và chăm sóc trẻ ngay tại nhà
Nên vệ sinh miệng hàng ngày cho trẻ. Với trẻ lớn, mẹ có thể hướng dẫn trẻ đánh răng, súc miệng bằng nước muối. Với trẻ nhỏ và trẻ sơ sinh, mẹ dùng khăn xô sạch hoặc gạc rơ lưỡi nhúng vào nước muối loãng để vệ sinh trong vùng miệng cho trẻ, làm sạch các kẽ răng, lợi và lưỡi để “tống” vi khuẩn, virus gây bệnh đi.
Khi trẻ bị ho do cảm lạnh, cảm cúm, chỉ cần “thuộc lòng” cách làm trên mẹ hoàn toàn có thể làm “bác sĩ tại nhà” cho con, vừa đỡ “chật vật” ở bệnh viện mà con cũng bớt nguy cơ bị “lây chéo” các bệnh khác như sởi, thủy đậu,…
Trẻ bị ho do dị ứng
Máy điều hòa không được vệ sinh sạch sẽ có thể khiến trẻ bị dị ứng gây ho. Nếu máy điều hòa để lâu không được vệ sinh bộ lọc bụi chính là nơi trú ngụ “lý tưởng” của rất nhiều các virus, vi khuẩn, nấm mốc gây bệnh. Do đó khi phả vào không khí, trẻ hít vào rất dễ gây viêm mũi dị ứng.
Mẹ chú ý nhé! Khi bị viêm mũi dị ứng, trẻ thường có các triệu chứng như hắt hơi, sổ mũi, nghẹt mũi, ho,…
Máy điều hòa cần được bảo dưỡng định kỳ và vệ sinh tấm lưới lọc sạch sẽ
Cách trị ho cho trẻ khi bị viêm mũi dị ứng
Khi trẻ bị ho do viêm mũi dị ứng thường được chỉ định dùng các loại thuốc kháng histamin để chống dị ứng, có thể dùng theo đường uống hoặc nhỏ trực tiếp vào mũi. Ngoài ra có thể cho trẻ dùng thêm thuốc chống co mạch để chống nghẹt mũi, tắc mũi.
Trẻ bị ho do viêm phổi
Khi bị viêm phổi, trẻ thường có các triệu chứng như sốt cao, ho, khó thở, nhịp thở nhanh, thậm chí có thể thở rút lõm lồng ngực, toàn thân mệt mỏi,…
Nếu nghi ngờ trẻ bị viêm phổi, mẹ nên đưa trẻ đi khám sớm, không được tự chữa tại nhà. Sau khi thăm khám, kiểm tra, bác sĩ sẽ chỉ định phương pháp điều trị phù hợp tùy vào mức độ bệnh lý. Nếu trẻ bị viêm phổi nhẹ, có thể bác sĩ sẽ kê đơn thuốc và hướng dẫn chăm sóc trẻ tại nhà. Nếu trẻ viêm phổi nặng, trẻ sẽ được chỉ định nhập viện và có thể phải dùng tới kháng sinh đường tiêm truyền. Trường hợp trẻ bị nặng hơn nữa, có thể phải thở oxy kết hợp với các biện pháp chăm sóc hỗ trợ khác.
Xem thêm:
>>> Trẻ sơ sinh nằm điều hòa được không?
>>> Cách trị ho cho trẻ tác dụng nhanh, tránh lạm dụng kháng sinh mẹ nên biết
2. Tăng cường hệ miễn dịch cho trẻ bằng cách bổ sung các vi chất
Khi trẻ bị ho, song song với các biện pháp điều trị, mẹ nên có giải pháp tăng cường sức đề kháng cho trẻ. Khi trẻ bị ốm, sức đề kháng bị suy giảm, “lợi dụng cơ hội” này các vi khuẩn, virus sẽ xâm nhập vào cơ thể, khiến bệnh tiến triển nặng hơn và kéo dài hơn. Do đó, để giảm ho cho trẻ hiệu quả, bố mẹ đừng bỏ qua việc tăng cường hệ miễn dịch, nâng cao sức đề kháng cho trẻ.
Nếu mẹ đang băn khoăn không biết bổ sung cho con sản phẩm nào để tăng cường sức đề kháng cho con thì mẹ hãy tham khảo ngay những công dụng ưu việt của cốm NutriBaby Plus nhé. Bổ sung cho trẻ 1-4 gói NutriBaby Plus mỗi ngày (thích hợp với độ tuổi của trẻ theo hướng dẫn), bố mẹ sẽ yên tâm hơn về sức đề kháng của trẻ, nhất là mỗi khi thời tiết chuyển mùa hay khi cho trẻ nằm điều hòa.
NutriBaby Plus giúp tăng cường chức năng đường hô hấp, giảm triệu chứng viêm họng, ho rát họng,...
Nhờ sự kết hợp hoàn hảo giữa các thành phần thảo dược Hoàng kỳ, Diếp cá với nhóm chất Kẽm, Thymomodulin, Lysine, Taurin, NutriBaby Plus giúp hỗ trợ tăng cường sức đề kháng, nâng cao thể trạng cho trẻ, hỗ trợ phòng ngừa và giảm các triệu chứng của viêm đường hô hấp như chảy nước mũi, viêm họng, viêm amidan, viêm thanh quản, ho rát họng, hay ốm vặt,...
>>> Xem chi tiết điểm bán NutriBaby Plus tại các quầy thuốc gần bạn nhất TẠI ĐÂY
Những nguyên tắc “bất di bất dịch” khi cho trẻ nằm điều hòa vào mùa hè
Nếu bố mẹ đang băn khoăn “Có nên cho trẻ nằm điều hòa không?” thì câu trả lời là “Có” bố mẹ nhé. Tuy nhiên, để có thể vô tư cho trẻ nằm điều hòa mà không sợ ốm, bố mẹ nên “thuộc lòng” ngay các lưu ý dưới đây:
- Đặt nhiệt độ điều hòa không quá nóng cũng không quá lạnh, vừa đủ để trẻ cảm thấy thoải mái và ngủ ngon. Nên để nhiệt độ điều hòa trên 26°C.
- Nên đặt một chậu nước nhỏ trong phòng điều hòa để đảm bảo phòng có độ ẩm nhất định.
- Không nên để trẻ ngồi hay nằm ở ngay hướng quạt điều hòa thổi ra.
- Cần vệ sinh, kiểm tra và bảo dưỡng máy điều hòa định kỳ. Đặc biệt là tấm lưới lọc cần được vệ sinh, làm sạch thường xuyên để tránh các vi khuẩn, nấm mốc lan nhanh vào không khí.
- Không bật điều hòa liên tục trong nhiều giờ liền. Bật điều hòa 24/24 sẽ khiến không khí trong nhà bị tù đọng, bí bách, không tốt cho hệ hô hấp của trẻ. Mỗi ngày nên tắt điều hòa ít nhất 2 lần và mở cửa cho không khí thông thoáng.
- Để trẻ tránh bị sốc nhiệt, bố mẹ nên mở cửa khoảng 3-5 phút và cho trẻ đứng chơi gần đó để thích nghi dần với nhiệt độ bên ngoài, sau đó hẵng bế trẻ ra khỏi phòng điều hòa. Hay khi trẻ ở ngoài về, mồ hôi ra nhiều, nên để trẻ nghỉ ngơi ít nhất 3 phút ở nhiệt độ phòng bình thường, lâu khô mồ hôi rồi mới cho bé vào phòng điều hòa.
- Cho trẻ uống nhiều nước khi nằm phòng điều hòa để bù đắp lượng nước bị “thất thoát”, đó có thể là nước lọc, nước trái cây, sữa tươi, sữa hạt,… Với trẻ đang bú mẹ, nên cho trẻ bú nhiều cữ hơn.
Cần cho trẻ uống đủ nước hàng ngày
Phòng bệnh hơn chữa bệnh! Khi trẻ bị ho do nằm điều hòa, bố mẹ lưu ý không chỉ mỗi “chữa” mà còn phải “phòng chống” bằng những thay đổi rất nhỏ trong việc sử dụng điều hòa hàng ngày, lưu ý phát hiện và loại bỏ sớm những tác nhân có thể gây hại đến sức khỏe của trẻ. Đồng thời tăng cường sức đề kháng cho trẻ, giúp “hàng rào chắn” hệ miễn dịch trở nên “vững chắc” hơn để bảo vệ cơ thể tốt nhất trước các tác nhân có hại từ môi trường bên ngoài.
Mẹ hãy thử áp dụng ngay những bí kíp trên từ hôm nay để có thể yên tâm cho trẻ nằm điều hòa “tránh nóng” mà không sợ con bị “kẻ thù” viêm hô hấp “gõ cửa” mẹ nhé.
Xem thêm:
>>> "Bí kíp vàng" chăm con dứt hẳn viêm hô hấp, "cai kháng sinh" chuẩn như cô giáo mầm non
>>> Chuẩn “công thức” trị biếng ăn cho trẻ vào mùa hè, sợ gì con sụt cân