Trẻ chậm cao lớn, chớ đổ tại di truyền!
Khi thấy trẻ chậm cao lớn, thậm chí thấp bé, những ông bố bà mẹ có chiều cao khiêm tốn thường mặc định cho rằng đó là do di truyền. Nhưng trên thực tế, đây là một quan niệm sai lầm bởi nguyên nhân chính dẫn tới việc trẻ chậm phát triển là do chăm sóc chưa đúng cách.
Nhiều công trình nghiên cứu đã rút ra kết luận: chiều cao của trẻ phụ thuộc 20% vào di truyền, còn môi trường và dinh dưỡng chiếm 80%.
Trong đó, nguyên nhân chính khiến trẻ chậm phát triển, thiếu chiều cao là do không được bú sữa mẹ, ăn dặm quá sớm hoặc quá muộn, ăn uống thiếu chất dinh dưỡng...
Trẻ chậm cao lớn do không được bú sữa mẹ
Sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng quý giá cho trẻ, nhưng vì những lý do chủ quan và khách quan, không phải bà mẹ nào cũng cho con bú sữa mẹ đầy đủ. Các nguyên nhân chủ yếu khiến trẻ không được bú sữa mẹ trong 6 tháng đầu thường là mẹ phải đi làm sớm, mẹ mất sữa, mẹ nghĩ rằng sữa của mình không tốt bằng sữa công thức, muốn giữ gìn vóc dáng... Trẻ thiếu hụt nguồn dinh dưỡng từ sữa mẹ khi bé có thể gây chậm cao lớn sau này.
Ăn dặm quá sớm hoặc quá muộn
Theo khuyến cáo của Tổ chức Y tế Thế giới, thời điểm cho trẻ ăn dặm tốt nhất là khi trẻ tròn 6 tháng tuổi.
Một số mẹ quan niệm rằng cho trẻ ăn dặm sớm thì cứng cáp hơn và không bị đói nên cho con ăn bổ sung từ tháng thứ 4, 5. Tuy nhiên, ăn dặm quá sớm như vậy không những ảnh hưởng đến việc tận dụng nguồn sữa mẹ mà còn khiến trẻ dễ bị rối loạn tiêu hóa dẫn đến suy dinh dưỡng.
Trong khi đó, một số trẻ ăn dặm quá muộn, sữa mẹ không đủ đáp ứng nhu cầu thì trẻ sẽ chậm tăng cân. Trên thực tế, sau 6 tháng sữa mẹ không thể đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng ngày càng tăng lên của trẻ nên ngoài việc bú sữa mẹ, bé cần được ăn thêm 1-2 bữa bột trong một ngày.
Trẻ thiếu chất do biếng ăn
Cuộc sống bận rộn đã trở thành lý do phổ biến khiến nhiều mẹ không có điều kiện chăm sóc con một cách đầy đủ, nhất là với các bé biếng ăn. Điều này dẫn tới hậu quả là trẻ bị thiếu chất, suy dinh dưỡng do biếng ăn. Khoa học đã chứng minh suy dinh dưỡng trong giai đoạn phát triển quan trọng của con người, nhất là trong 2 năm đầu đời đã lập trình cho mỗi cá nhân trong việc điều tiết tăng trưởng và ảnh hưởng đến sự phát triển não bộ. Vì vậy, nếu bỏ qua giai đoạn vàng để giúp trẻ phát triển tốt nhất, bé sẽ rất khó cao lớn sau này.
Chăm sóc chưa đúng cách khi trẻ bị ốm sốt, viêm đường hô hấp
Cách chăm sóc trẻ trước, trong, sau khi bị ốm là vô cùng quan trọng, quyết định cho bệnh mau khỏi, trẻ sớm phục hồi sức khỏe và tăng cường sức đề kháng đối với bệnh tật.
Khi trẻ bị ốm như sốt, tiêu chảy, đặc biệt là viêm đường hô hấp,… nhu cầu năng lượng và các chất dinh dưỡng cần nhiều hơn bình thường. Tuy nhiên một số mẹ lại bắt trẻ phải ăn kiêng khem vì sợ trẻ đi ngoài hay bệnh nặng hơn hơn. Việc kiêng khem sai cách khiến cho trẻ bị thiếu chất dinh dưỡng, làm cho bệnh càng lâu khỏi.
Đó là chưa kể sau khi trẻ khỏi bệnh, rất dễ bị nguy cơ suy dinh dưỡng nếu không cân bằng lại chế độ ăn uống.
Vì vậy, khi trẻ nhỏ bị viêm đường hô hấp, mẹ tuyệt đối không nên kiêng khem vì lúc này con càng cần nhiều chất dinh dưỡng để tăng cường sức đề kháng chống lại bệnh. Đặc biệt, mẹ nên bổ sung các nhóm thực phẩm như Thymomodulin, B-glucan, Hoàng Kỳ, diếp cá giúp tăng cường miễn dịch trực tiếp và hỗ trợ cho trẻ em đang điều trị viêm đường hô hấp bằng kháng sinh.