Sai lầm dinh dưỡng của mẹ khiến trẻ biếng ăn, sụt cân ngày Tết
Không khí Tết đang rất cận kề, ai ai cũng háo hức mong chờ Tết nhưng với những bà mẹ bỉm sữa nuôi con nhỏ, đây là thời điểm mẹ phải lên dây cót, “giắt lưng” sẵn bao nhiêu chiêu bài để chuẩn bị ứng phó với “kẻ thù” biếng ăn, sụt cân của con. Nếu mẹ đang lo lắng như vậy, hãy xem ngay mình có mắc phải sai lầm nào dưới đây không nhé!
Trẻ biếng ăn, hấp thu kém, sụt cân là tình trạng phổ biến vào những ngày Tết
Dưới đây là những sai lầm mẹ cần tránh trong cách chế biến thức ăn và xây dựng thói quen ăn uống cho trẻ để trẻ không bị chán ăn, sụt cân chỉ vì ăn uống sai cách trong ngày Tết.
Đun đi đun lại đồ ăn nhiều lần
Vào ngày Tết hầu như trong gia đình nào cũng mâm cao cỗ đầy với vô vàn món ăn ngon. Tuy nhiên thói quen nấu nhiều đồ ăn với số lượng lớn để tích trữ, sau đó hâm đi hâm lại nhiều lần và ăn liên tục trong nhiều ngày chính là một trong những nguyên nhân chính khiến trẻ chán ăn, không ăn được nhiều vào bữa chính.
Không những vậy, khi đồ ăn đun lại nhiều lần sẽ bị hao hụt đáng kể các thành phần dinh dưỡng. Chưa kể, có những món ăn có thể sản sinh ra độc tố khi đun lại như trứng, nấm, cần tây,…
Đồ ăn cũ đun đi đun lại không những khiến trẻ lười ăn mà còn không đảm bảo dinh dưỡng
Để chăm sóc sức khỏe tốt cho cả gia đình, đặc biệt là trẻ nhỏ, mẹ nên loại bỏ thói quen dự trữ đồ ăn nấu sẵn và thay bằng việc bảo quản đồ tươi sống trong tủ lạnh trong một thời gian nhất định và nấu những món ăn nóng sốt, tươi ngon. Như vậy vừa giúp kích thích vị giác của trẻ, kích thích trẻ ăn ngon, vừa đảm bảo dinh dưỡng cho trẻ, tránh tình trạng trẻ bị sụt cân trong những ngày Tết.
Để trẻ tự do ăn vặt, ăn nhiều đồ ngọt
Hạt hướng dương, hạt điều, mứt, bánh kẹo, nước ngọt,… là những món ăn quen thuộc trong các gia đình Việt vào những ngày Tết cổ truyền, và đây cũng chính là những món ăn vặt trẻ yêu thích mà ngày bình thường bị bố mẹ hạn chế ăn. Do đó, Tết chính là dịp trẻ tranh thủ ăn “thả phanh” các đồ ăn vặt yêu thích, khiến trẻ bị ngang dạ nhanh chóng, không còn cảm giác thèm ăn khi đến đúng bữa. Dù trẻ ăn “lai rai” suốt ngày nhưng đồ ăn vặt không nạp đủ năng lượng, không cung cấp đủ các dưỡng chất cần thiết để trẻ phát triển.
Giờ giấc sinh hoạt bị xáo trộn
Lịch đi chơi, chúc Tết dày đặc của gia đình sẽ khiến giờ giấc sinh hoạt của trẻ bị xáo trộn hoàn toàn, đặc biệt là nếp ăn uống. Các bữa ăn chính có thể bị bỏ qua trong khi cả ngày lại ăn vặt rất nhiều với nhiều đồ ăn khác nhau.
Trong những ngày Tết, giờ giấc sinh hoạt của trẻ bị xáo trộn nhiều
Chế độ ăn uống ngày Tết thiếu cân bằng
Mâm cỗ ngày Tết chủ yếu gồm những món ăn chứa nhiều chất béo, chất đạm nhưng thiếu rau xanh và hoa quả, khiến khẩu phần dinh dưỡng của trẻ thiếu chất xơ cùng các vitamin và khoáng chất để bộ máy tiêu hóa của trẻ có thể hoạt động tốt. Chế độ dinh dưỡng thiếu khoa học khiến trẻ rất dễ mắc các vấn đề về tiêu hóa như tiêu chảy, khó tiêu, táo bón, đầy bụng,… cơ thể hấp thu kém hơn, đó chính là một trong những căn nguyên khiến trẻ sụt cân trong những ngày này.
Đồ ăn ngày Tết nhiều chất đạm, chất béo nhưng thiếu rau xanh và hoa quả
Sử dụng các thực phẩm chế biến sẵn
Trong những ngày Tết bận rộn, các thực phẩm chế biến sẵn được rất nhiều gia đình ưu tiên lựa chọn vì tiện lợi, tiết kiệm thời gian chế biến, nấu nướng. Tuy nhiên đằng sau những món ăn tiện lợi này luôn ẩn chứa nguy cơ ngộ độc thực phẩm, lây nhiễm vi khuẩn rất cao. Ăn các thực phẩm này trong thời gian dài sẽ khiến trẻ bị rối loạn tiêu hóa, cơ thể khó hấp thu các dưỡng chất một cách tốt đa nhất.
Xem thêm:
>>> Cách chăm trẻ biếng ăn đúng cách, giúp trẻ tăng cân đạt chuẩn
>>> Trẻ bị thiếu cân, phải làm sao để giúp trẻ tăng cân?
>>> Cách trị trẻ biếng ăn hiệu quả, mẹ thực hiện đúng đảm bảo bé ăn thun thút