Trẻ sơ sinh biếng bú phải làm sao?
Trẻ biếng bú sữa dường như đã trở thành chuyện “thường ngày ở huyện” nhưng vẫn khiến không ít các bà mẹ bỉm sữa lo lắng. Vậy trẻ sơ sinh biếng bú phải làm sao? Bài viết sau sẽ giúp mẹ tháo gỡ “nút thắt” này, bớt lo lắng hơn mỗi khi bé chê ti mẹ, lười bú mẹ nhé!
Trẻ sơ sinh làm biếng bú luôn khiến mẹ “mất ăn mất ngủ”
Những nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh biếng bú sữa
Có rất nhiều nguyên nhân khiến trẻ biếng bú. Khi trẻ có biểu hiện lười ti mẹ hay lười bú bình hơn, mẹ hãy theo dõi bé và xác định chính xác nguyên nhân.
- Một số chứng bệnh khiến trẻ bị đau, khó chịu, không thoải mái khi bú như trẻ bị tưa lưỡi, có vết loét hoặc vết xước trong khoang miệng, trẻ mắc các bệnh về tai – mũi – họng, viêm đường hô hấp,…
Khi trẻ lười bú kèm theo thường xuyên quấy khóc, khó chịu, mẹ hãy theo dõi, có thể trẻ đang bị bệnh mẹ nhé
- Trẻ quá nhỏ (dưới 1800gr) không đủ sức để mút vú mẹ.
- Đầu ti của mẹ bị cứng hoặc tụt sâu khiến bé ngại bú. Với trẻ sơ sinh biếng bú bình, mẹ hãy kiểm tra có thể do núm vú bị cứng hoặc quá cỡ làm cho trẻ khó ngậm, khó nuốt.
- Bé cắn ti mẹ và bị mẹ phản ứng bằng cách la lớn hoặc giật đầu ti ra khỏi miệng bé đột ngột khiến bé bị ảnh hưởng tâm lý.
- Bầu ngực của mẹ có mùi vị lạ khiến bé sợ như mùi nước hoa, kem thoa ngực, kem dưỡng da,…
- Mùi vị sữa bị thay đổi do chế độ dinh dưỡng của mẹ: Mẹ ăn đồ cay nóng, nhiều gia vị như ớt, tiêu, gừng, tỏi,…
- Mẹ cho trẻ bú không đúng cữ hay giờ giấc cho trẻ bú bị xáo trộn. Hoặc có thể do mẹ cho trẻ bú quá no trong một cữ bú khiến trẻ cảm thấy chán và bú ít dần trong những cữ sau.
- Tư thế cho trẻ bú sai khiến trẻ không ngậm bắt vú tốt, khó bú.
- Có những bé ti bình tốt nhưng lười ti mẹ, nguyên nhân có thể xuất phát từ việc do trẻ đã quen với việc bú bình có dòng sữa chảy mạnh, còn khi bú mẹ thì nguồn sữa ít hơn và thất thường.
- Trẻ đang điều trị bệnh bằng kháng sinh đường uống có thể gây ra tác dụng phụ, đó là làm mất cân bằng hệ vi sinh đường ruột.
Trẻ biếng bú phải làm sao?
Các biện pháp mà chúng tôi gợi ý dưới đây sẽ giúp mẹ “đánh bay” nỗi lo trẻ biếng bú. Mẹ hãy lưu lại thành bí kíp của mình để “ứng phó” kịp thời khi trẻ có dấu hiệu “chê” ti mẹ nhé!
- Nếu mẹ bị ít sữa, mất sữa, mẹ hãy cố gắng kích thích nguồn sữa mẹ bằng nhiều phương pháp: Cho bé bú đều để kích thích tuyến sữa, massage ngực, ngủ 8-10 tiếng/ ngày, tránh căng thẳng, stress, đồng thời cần kết hợp với chế độ dinh dưỡng khoa học để đảm bảo nguồn sữa mẹ vừa đủ lượng vừa đủ chất. Mẹ cần hạn chế ăn uống những đồ ăn cay nóng, các đồ uống có cồn hoặc chất kích thích (rượu, bia, cà phê,…)
- Cho trẻ bú mẹ đúng tư thế: đầu và thân thẳng hàng, bụng áp sát bụng mẹ, đỡ vai mông của trẻ, mũi trẻ phải đối diện vú mẹ).
Cho trẻ ngậm bắt vú đúng cách để trẻ dễ ti mẹ hơn
- Cần tạo thói quen bú cho trẻ: Chia các cữ bú rõ ràng về mặt thời gian, các cữ bú nên cách nhau khoảng 3 tiếng, nên bắt đầu vào lúc bé đã hơi đói (không nên để đến khi trẻ quá đói khiến trẻ quấy khóc).
- Nên cho bé bú ở không gian yên tĩnh, hơi tối một chút để trẻ tập trung bú.
- Nếu phát hiện bé bú thất thường hoặc ngày càng phụ thuộc vào việc bú bình, thích bú bình hơn, mẹ nên kiểm tra lại nguồn sữa mẹ.
- Nếu trẻ sơ sinh biếng bú kèm theo các biểu hiện khó chịu, thường xuyên quấy khóc, nên đưa trẻ đi khám để xem trẻ có mắc các bệnh về tai mũi họng hoặc các bệnh khác không.
- Khâu vắt sữa và bảo quản sữa mẹ trong tủ lạnh cần đảm bảo thực hiện đúng cách và đảm bảo vệ sinh, tránh bị nhiễm khuẩn hay làm giảm chất lượng sữa.
Khâu vắt sữa và bảo quản sữa mẹ cần đảm bảo vệ sinh
- Nếu sữa mẹ ít hoặc mẹ bị mất sữa, phải bổ sung sữa ngoài cho trẻ thì mẹ cần chú ý chọn loại sữa phù hợp với khẩu vị của trẻ nhưng cũng cần đảm bảo đáp ứng đủ các dinh dưỡng cần thiết cho trẻ. Đồng thời cần chọn mua loại bình sữa có kích cỡ phù hợp, đầu vú mềm.
- Ngoài ra, để cải thiện tình trạng trẻ lười bú, bố mẹ có thể tham khảo ý kiến của bác sĩ và cho trẻ dùng cốm NutriBaby Plus – sản phẩm dành cho trẻ sơ sinh từ 0 tháng tuổi để giúp cân bằng hệ vi sinh đường ruột, giúp trẻ lấy lại cảm giác thèm ăn tự nhiên để trẻ ti mẹ tốt hơn, giúp trẻ tiêu hóa tốt hơn để hấp thu tối đa các chất dinh dưỡng,... Mỗi ngày 1 gói NutriBaby Plus chia 2-3 lần, mẹ có thể pha với sữa mẹ, sữa công thức cho bé dùng rất dễ dàng. Đặc biệt với các bé sơ sinh bị "thiệt thòi" khi mẹ bị mất sữa hay sữa mẹ ít, không được cung cấp đầy đủ các kháng thể tự nhiên từ nguồn sữa mẹ, thì với các thành phần vi chất có trong NutriBaby Plus như Kẽm, Thymomodulin, Beta Glucan,... sẽ góp phần "bù đắp", giúp trẻ tăng cường sức đề kháng, nâng cao thể trạng cho trẻ, hỗ trợ phòng ngừa và giảm các triệu chứng của viêm đường hô hấp trên như viêm họng, viêm thanh quản, ho rát họng, hay ốm vặt,...
NutriBaby Plus giúp trẻ ăn ngon, tăng cường sức đề kháng, phát triển cơ thể khỏe mạnh
Xem thêm:
>>> Bé Gấu 2 tháng tuổi dứt viêm tiểu phế quản chỉ nhờ "bí kíp" thảo dược của mẹ
>>> Chữa táo bón cho trẻ sơ sinh - tưởng "khó nhằn" hóa ra "dễ ợt"
>>> Cách chăm trẻ biếng ăn khi mọc răng
>>> Mẹ có biết: Nên cho trẻ ăn dặm từ tháng thứ mấy?