Mẹ nên làm gì khi trẻ sơ sinh biếng bú?
Trẻ biếng bú, bỏ bú kéo dài dễ dẫn đến tình trạng thiếu chất, chậm tăng cân, thậm chí là suy dinh dưỡng,… khiến mẹ thường xuyên “đau đầu” trăn trở “làm gì khi trẻ biếng bú sữa?”. Nếu bé yêu biếng bú và chậm tăng cân, mẹ hãy thử áp dụng ngay những mẹo nhỏ hữu ích dưới đây để “ứng phó” kịp thời và “dụ” bé bú nhiều hơn mẹ nhé.
Không ít mẹ bỉm sửa phải “lao đao” vì con biếng bú
Điều chỉnh chế độ dinh dưỡng của mẹ
Với trẻ sơ sinh, sữa mẹ chính là nguồn chất dinh dưỡng chủ yếu nhất để nuôi dưỡng trẻ. Nếu chất lượng sữa mẹ bị ảnh hưởng, trẻ sẽ không hứng thú với nguồn sữa mẹ, từ đó sẽ dẫn đến việc trẻ ti mẹ ít đi. Nếu nguyên nhân trẻ biếng bú xuất phát từ nguồn sữa mẹ, việc mẹ cần làm ngay là điều chỉnh lại chế độ dinh dưỡng hàng ngày của mẹ để có thể đảm bảo cung cấp được nguồn dinh dưỡng tốt nhất cho trẻ.
Khi trẻ biếng bú, mẹ cần cân nhắc lại xem trong chế độ ăn của mình có món nào lạ gây ảnh hưởng đến dòng sữa không. Ăn các đồ ăn có gia vị nồng như tỏi, ớt, hạt tiêu hay có mùi tanh nồng như cá sống,… có thể khiến mùi vị sữa mẹ bị thay đổi, trẻ không muốn bú.
Mẹ ăn gì con bú nấy, do đó mẹ nên tránh các đồ ăn nhiều tỏi, ớt, gừng,…
Đảm bảo lượng sữa cho trẻ
Đối với những trẻ bú mẹ hoàn toàn, thì mẹ phải đảm bảo được lượng sữa mẹ tiết ra hàng ngày cho trẻ. Không những phải đảm bảo về số lượng, sữa mẹ phải đảm bảo cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng và an toàn tuyệt đối cho trẻ. Nếu sữa mẹ “đủ đầy” và dư thừa sau các cữ bú của bé, mẹ có thể hút sữa ra ngoài và trữ đông để dành cho trẻ dùng dần.
Khoảng cách giữa các lần cho bé bú quá xa hoặc quá gần cũng có thể là nguyên nhân dẫn tới việc bé lười bú. Nên cho bé bú nhiều cữ trong ngày, các cữ bú cách nhau khoảng 3 tiếng. Tránh để bé quá đói hay cố ép bé bú thêm khi bé đã no.
Với những trường hợp trẻ phải bú sữa ngoài, mẹ phải chú ý chọn loại sữa công thức có thành phần dinh dưỡng phù hợp với độ tuổi và đặc biệt là khẩu vị của trẻ. Khi cho trẻ bú bình, mẹ cũng cần lưu ý chọn bình sữa có chất liệu và kích cỡ đầu núm vú phù hợp với trẻ.
Cho trẻ bú đúng tư thế
Nếu mẹ đang băn khoăn “làm gì khi trẻ biếng bú” thì mẹ hãy kiểm tra lại xem mẹ đã cho trẻ bú đúng tư thế chưa nhé. Cần cho trẻ bú đúng tư thế, vừa giúp trẻ có cảm giác thoải mái nhất, vừa để kích thích sữa mẹ ra đều hơn, tránh việc sữa mẹ chảy quá nhanh hay quá chậm khiến bé gặp khó khăn khi bú.
Cần cho trẻ bú đúng tư thế, vừa giúp trẻ thoải mái vừa giúp sữa ra đều hơn
Khi lượng sữa mẹ nhiều, nên hạn chế cho trẻ nằm bú, mẹ nên ngồi dựa lưng vào tường khi cho trẻ bú để ngăn sữa không chảy ra quá ào ạt gây ngộp thở, giúp bé bú thoải mái và an toàn hơn.
Phương pháp da tiếp da (skin to skin)
Nếu có điều kiện, vào những khoảng thời gian thư giãn của hai mẹ con, mẹ nên đặt con trên ngực mẹ để “da tiếp da” kể cả khi không cho con bú. “Skin to skin” sẽ giúp gia tăng lượng sữa mẹ tiết ra cũng như tăng tình cảm gắn bó giữa hai mẹ con, đặc biệt là kích thích bé thèm bú mẹ nhiều hơn.
Theo dõi các giai đoạn phát triển của trẻ
Tùy vào sự phát triển của từng bé, mỗi bé sẽ có một “nấc thang” phát triển riêng. Với “dấu mốc” trẻ biết lẫy, phần lớn trẻ tập lẫy ở giai đoạn 3 đến 4 tháng tuổi, tuy nhiên cũng có những bé biết lẫy sớm khi chỉ mới 2 tháng tuổi.
Trong giai đoạn tập lẫy, trẻ thường lười bú mẹ hơn
Khi trẻ bắt đầu tập lẫy, trẻ sẽ có nhiều thay đổi, đặc biệt là lười ti mẹ. Do đó, mẹ cần theo dõi và nắm bắt được các giai đoạn phát triển của trẻ để đảm bảo chế độ dinh dưỡng hàng ngày cho trẻ.
Theo dõi, kiểm tra sức khỏe của trẻ
Lười bú cũng có thể là dấu hiệu trẻ đang bị ốm, bệnh như trẻ bị tưa lưỡi, trẻ mắc bệnh về tai – mũi – họng, viêm đường hô hấp,... Khi nghi ngờ trẻ mắc bệnh, mẹ hãy theo dõi để xác định chính xác bệnh lý, nguyên nhân và xử lý kịp thời.
Bố mẹ cũng đừng quên chú ý đến tình trạng sức khỏe của trẻ sau khi được tiêm phòng. Sau khi tiêm, rất nhiều trẻ có triệu chứng sốt, đau nhức, trẻ thường xuyên quấy khóc, mất ngủ, đặc biệt là rất lười ti mẹ vì bị cơn đau chi phối. Do đó mẹ cần chú ý để có thể chăm sóc trẻ tốt nhất sau khi trẻ tiêm vắc-xin.
Cân bằng hệ vi sinh đường ruột của trẻ
Ngoài các biện pháp trên, để cải thiện tình trạng trẻ lười bú, bố mẹ có thể tham khảo ý kiến của bác sĩ và cho trẻ dùng cốm NutriBaby Plus – sản phẩm dành cho trẻ sơ sinh từ 0 tháng tuổi, để giúp cân bằng hệ vi sinh đường ruột, giúp trẻ lấy lại cảm giác thèm ăn tự nhiên để trẻ ti mẹ tốt hơn, hấp thu và tiêu hóa tốt hơn đồng thời giúp ngăn ngừa các nhiễm khuẩn về đường tiêu hóa và đường hô hấp cho trẻ.
NutriBaby Plus bổ sung Lysine, Kẽm, Taurine, FOS,… giúp cân bằng hệ vi sinh đường ruột của trẻ, giúp trẻ lấy lại cảm giác thèm ăn tự nhiên
Khi trẻ lười ti mẹ, trẻ sẽ bị thiếu chất dinh dưỡng và hạn chế sự phát triển, thậm chí trẻ có thể bị sụt cân rất nhanh và ảnh hưởng đến sự phát triển “bản lề” ở những năm tháng đầu đời của trẻ. Hy vọng với bài viết trên, mẹ đã có thể giải đáp câu hỏi ở trên: “Nên làm gì khi trẻ sơ sinh biếng bú?”. Khi đã nắm bắt được nguyên nhân trẻ biếng bú do đâu, mẹ hãy có ngay những giải pháp để “ứng phó” kịp thời, khắc phục tình trạng này ở trẻ càng sớm càng tốt mẹ nhé.
Xem thêm:
>>> Cách chữa táo bón ở trẻ sơ sinh an toàn và hiệu quả mẹ chớ bỏ qua
>>> "Bách khoa toàn thư" ăn dặm cho bé mẹ hãy lưu ngay!
>>> Nên cho trẻ ăn dặm từ mấy tháng tuổi?